Có thể bạn sẽ thích:

  • Khắc phục lỗi Chrome không thể tải trang
  • 2 cách loại bỏ định dạng khi dán dữ liệu trong Word
  • Tạo GIF từ nhiều ảnh với Photoshop
  • cpu temperature

    Khi sử dụng máy tính hoặc laptop, nhiệt độ quá cao sẽ dẫn tới một số tình trạng như máy chậm, màn hình lỗi, tự động khởi động lại. Đặc biệt nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ CPU và các bộ phận khác trong máy. Chính vì vậy, việc đo nhiệt độ CPU, ổ cứng và VGA card màn hình trên máy tính và laptop là điều cần thiết.

    Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cách kiểm tra nhiệt độ CPU, Mainboard, ổ cứng,..

    1. Cách kiểm tra nhiệt độ CPU

    • Các bạn tải và cài đặt phần mềm HWMonitor  
    • Sau đó bạn mở phần mềm và kiểm tra nhiệt độ các bộ phận cần thiết.cputem 1

    cputem 2

    2. Nhiệt độ CPU bao nhiêu là ổn?

    Dưới đây là bảng nhiệt độ trung bình của các dòng CPU để các bạn tham khảo.

    Processors Average temperature
    AMD A6 45°C - 57°C
    AMD A10 50°C - 60°C
    AMD Athlon 85°C - 95°C
    AMD Athlon 64 45°C - 60°C
    AMD Athlon 64 X2 45°C - 55°C
    AMD Athlon 64 Mobile 80°C - 90°C
    AMD Athlon FX 45°C - 60°C
    AMD Athlon II X4 50°C - 60°C
    AMD Athlon MP 85°C - 95°C
    AMD Athlon XP 80°C - 90°C
    AMD Duron 85°C - 95°C
    AMD K5 60°C - 70°C
    AMD K6 60°C - 70°C
    AMD K6 Mobile 75°C - 85°C
    AMD K7 Thunderbird 70°C - 95°C
    AMD Opteron 65°C - 71°C
    AMD Phenom II X6 45°C - 55°C
    AMD Phenom X3 50°C - 60°C
    AMD Phenom X4 50°C - 60°C
    AMD Sempron 85°C - 95°C
    Intel Celeron 67°C - 85°C
    Intel Core 2 Duo 45°C - 55°C
    Intel Core i3 50°C - 60°C
    Intel Core i5 50°C - 62°C
    Intel Core i7 50°C - 65°C
    Intel Pentium II 65°C - 75°C
    Intel Pentium III 60°C - 85°C
    Intel Pentium 4 45°C - 65°C
    Intel Pentium Mobile 70°C - 85°C
    Intel Pentium Pro 75°C - 85°C

    Theo mình biết thì nhiệt độ CPU trên 85 °C thì rất là nóng bạn cần tìm biện pháp giảm nhiệt nhé. Nếu nhiệt độ dưới 80°C là ổn, máy mình khi sử dụng các tác vụ bình thường thì chỉ khoảng 60°C .

    cputem 3

    3. Một số biện pháp giảm nhiệt CPU

    • Mua quạt tản nhiệt cho laptop: Một số mẫu đế quạt tản nhiệt có thể giúp các model laptop có thiết kế tản nhiệt kém giảm tới 10 độ C khi hoạt động. Đây là một sự đầu tư xứng đáng.
    • Tắt bớt các tiến trình không cần thiết: Khi máy tính quá nóng, quạt tản nhiệt sẽ phát ra tiếng kêu ù ù và quay nhanh hơn so với bình thường. Để giải quyết vấn đề trên, bạn hãy nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Delete để mở Task Manager (Windows), tương tự nếu đang sử dụng macOS, người dùng chỉ cần nhấn cmd + Space, gõ từ khóa activity monitor. Tiếp theo, bạn hãy tìm các tiến trình đang chiếm dụng nhiều RAM và CPU, sau đó nhấn End Process để loại bỏ.
    • Vệ sinh máy tính: Bụi chính là nguyên nhân khiến máy tính nóng lên, làm giảm hiệu suất và gây ra tiếng ồn. Do đó sau một thời gian dài sử dụng, người dùng nên gỡ thùng máy và làm sạch các thành phần bằng chiếc cọ nhỏ, bình xịt khí nén hoặc quạt, tránh sử dụng nước và các dung dịch lau chùi.
    • Kiểm tra và tra lại keo tản nhiệt: Keo tản nhiệt là thứ không thể thiếu trong các bộ tản nhiệt ngày nay, bởi nó có khả năng lấp đi phần không khí dẫn nhiệt kém nằm giữa 2 bề mặt. Nếu keo tản nhiệt của bạn đã khô thì bạn nên tra lại nhé.

    Hy vọng với một số thông tin trên sẽ giúp các bạn biết cách kiểm tra và giảm nhiệt độ cho máy tính của mình.